Hướng Dẫn Thi Công Lưới Địa Kỹ Thuật Chuẩn Nhất

Hướng dẫn thi công lưới địa kỹ thuật chuẩn nhất

Các nhân viên kỹ thuật cần tuân thủ những nguyên tắc được quy định trong thi công lưới địa kỹ thuật nhằm phát huy hết công năng thiết kế của lưới địa kỹ thuật. Sau đây, hãy cùng tham khảo quy trình thi công lưới địa chi tiết và có độ chính xác cao nhất.

>>> Có thể bạn quan tâm: Báo Giá Lưới Địa Kỹ Thuật Các Loại Mới Nhất 2023 Geogrid

Các bước thi công lưới địa kỹ thuật

Việc thi công lưới địa kỹ thuật cần được tiến hành theo từng bước cụ thể nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho các công trình gia cố đất (tường chắn trọng lực hay gia cố mái taluy) và chống nứt chống lún mặt đường giao thông. 

Kiểm tra vật liệu

Kiểm tra nguồn vật liệu
Kiểm tra nguồn vật liệu
  • Lưới địa kỹ thuật có thể được cuộn trên các lõi có độ cứng nhất định nhằm tránh tình trạng dập gãy hoặc hư hỏng do va đập. Có thể bao bọc lưới địa kỹ thuật để bảo vệ lưới không bị hư hại trong suốt quá trình vận chuyển, bốc xếp, tháo dỡ. 
  • Cần kiểm tra rõ nguồn gốc xuất xứ của lưới ĐKT, đảm bảo lưới được ghi rõ tên nhà sản xuất mã số và tên sản phẩm. 
  • Cần kiểm tra xem lưới địa kỹ thuật có bị tình trạng hư hại, xuống cấp, mất nhãn và lõi cuộn trong thời gian bảo quản hay không. 

Chuẩn bị nền đất

Chuẩn bị phần đất nền đúng với yêu cầu kỹ thuật trong thi công 

  • Phần nền đất được dùng để trải lưới địa kỹ thuật cần chuẩn bị kỹ, làm phẳng bề mặt và loại bỏ các vật sắc nhọn, nhô cao có nguy cơ làm hư hại lưới địa kỹ thuật. 
  • Nền đất phải được thi công theo hướng dẫn của các kỹ sư hiện trường nhằm đúng với thiết kế, đảm bảo các tiêu chí về vật liệu, hệ số chặt và cao độ thiết kế.
  • Nền đất chuẩn bị cần đạt hệ số đầm nén tối thiểu 95% và đạt +/- 2% độ ẩm tối ưu, đảm bảo tuân thủ các quy định về thiết kế gia công. 

Cách thi công trải lưới địa kỹ thuật chuẩn

Thi công lưới địa kỹ thuật chuẩn quy định
Thi công lưới địa kỹ thuật chuẩn quy định
  • Trước khi trải lưới địa kỹ thuật, cần xác định chi tiết thông số từng cuộn, kích thước, hướng trải và vị trí trải lưới ĐKT dựa theo bản vẽ thi công. Khắc phục ngay hậu quả nếu bắt gặp hiện tượng lưới địa kỹ thuật hư hỏng và lỗi kỹ thuật trong quá trình vận chuyển, thi công. 
  • Cần trải lưới ĐKT theo cao độ và phương hướng đã được xác định trong bản vẽ theo hướng dẫn của kỹ sư hiện trường. 
  • Sau khi trải xong lưới địa kỹ thuật, dùng tay kéo phẳng bề mặt lưới, đảm bảo lưới có tính thẩm mỹ cao, không bị nếp gấp, nhăn. Tiếp theo, neo định vị lưới ĐKT xuống nền bằng các vật dụng như cọc gỗ, chốt ghim, bao tải đất,… 
  • Lưới địa kỹ thuật cần được trải với chiều dài liên tục theo hướng chịu lực chính và không được có chồng mép, khâu hoặc nối cơ học. Các tấm lưới phải được trải liền kề nhau sao cho đảm bảo độ che phủ 100%. 
  • Đồng thời, chỉ trải lưới ĐKT với số lượng vừa đủ sao cho đảm bảo việc thi công diễn ra liên tục, nhằm tránh sự lãng phí không cần thiết. Sau khi trải lưới địa kỹ thuật, tiếp tục đổ chèn các lớp vật liệu phía trên theo đúng kỹ thuật thi công. Quá trình này được lặp lại cho các lớp lưới địa kỹ thuật và các lớp vật liệu tiếp theo cho đến khi hoàn thiện. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Lưới Địa Kỹ Thuật Hai Trục Chất Lượng Cao Biaxial Geogrid

Đổ đất chèn như thế nào để đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

  • Đổ, san và đầm nén các lớp đất chèn sao cho đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, không làm thay đổi vị trí và hình dạng của lưới địa kỹ thuật đã được neo định vị. 
  • Lưu ý không đổ đất chèn tại vị trí mép của tấm ĐKT vì có thể làm cong lưới địa kỹ thuật. 
  • Cần nắm bắt chính xác tiến độ đổ đất chèn để đảm bảo không có sự di chuyển của các phương tiện thi công trên lớp lưới ĐKT vừa cố định. 
  • Những lớp đất chèn cách bề mặt mái khoảng 1m cần được đầm nén bằng các phương tiện nhẹ hoặc sẽ có những chỉ định khác phụ thuộc vào quyết định của kỹ sư hiện trường. 

Thực hiện thoát nước

  • Các lớp đất luôn phải được san gạt và lu phẳng trước khi kết thúc thi công vào cuối ngày để không cho nước mưa có điều kiện đọng lại và tạo thành vũng nhỏ trên bề mặt. 
  • Công trường phải có kế hoạch triển khai và quản lý khoa học nhằm giúp nguồn nước được tiêu thoát hiệu quả trong suốt quá trình xây dựng và sau khi kết thúc công trình. 
  • Nếu phát hiện những mạch nước ngầm trong quá trình thi công thì phải tiêu thoát bằng các biện pháp dứt điểm và hiệu quả nhằm tránh hiện tượng ngấm nước bão hòa cho công trình. 

Ốp mặt bên thi công lưới địa kỹ thuật

  • Thi công ốp mặt bên mái taluy hoặc tường chắn trọng lực dựa theo các bản vẽ thiết kế. Đối với mái có góc nhỏ hơn hoặc bằng 450, có thể không cần ốp mặt bên. Đối với góc lớn hơn 450 độ, bắt buộc phải sử dụng vật liệu ốp mặt bên. 
  • Những vật liệu ốp mặt bên phổ biến như bao tải đất, rọ đá, khối gạch liên kết, lưới kim loại,… 

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về quy trình thi công lưới địa chi tiết và đảm bảo sự chính xác về mặt kỹ thuật, được đúc kết kinh nghiệm từ các kỹ sư hiện trường lâu năm và có chuyên môn cao. 

Nếu như bạn đang muốn tìm kiếm một đội ngũ thi công lưới địa kỹ thuật đạt chuẩn và có uy tín cao nhưng vẫn chưa tìm được đơn vị ưng ý thì có thể liên hệ ngay với công ty Ngọc Phát để nhận được sự hỗ trợ tận tình và chu đáo nhất. Chúng tôi cam kết cung cấp cho khách hàng quy trình thi công lưới địa kỹ thuật chuẩn xác, tiết kiệm được thời gian và chi phí thực hiện tối đa cho khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!