Thi Công Bấc Thấm – Quy Trình Và Công Nghệ Cắm

Thi công bấc thấm Phương pháp và công nghệ

Phương pháp thi công bấc thấm bao gồm 5 bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng;
  • Bước 2: Chuẩn bị vật tư và máy cắm bấc thấm;
  • Bước 3: Thi công cắm bấc thấm;
  • Bước 4: Kiểm tra kỹ thuật;
  • Bước 5: Nghiệm thu khối lượng.

Mỗi bước trong phương pháp thi công bấc thấm đều quan trọng trong đó kỹ thuật thi công cắm bấc thấm và khâu chuẩn bị máy móc để thi công là quan trọng hơn cả, nó quyết định chất lượng của toàn bộ quá trình thi công xử lý nền đất yếu. 

Quy trình thi công bấc thấm xử lý đất yếu
Quy trình thi công bấc thấm xử lý đất yếu

Ưu điểm của bấc thấm

Bấc thấm được sử dụng để xử lý nền đất yếu có nhiều ưu điểm cụ thể là chi phí thấp, tương thích với nhiều loại đất, thi công nhanh và đơn giản, dễ kiểm soát khối lượng và chất lượng.

Bấc thấm là giải pháp giúp thoát nước hiệu quả cho các công trình đường cao tốc, cầu cảng, sân bay … với độ bền cao và thích ứng với môi trường tự nhiên. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Báo Giá Bấc Thấm PVD PHD Xử Lý Nền Đất Yếu Hợp Lý

Xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm được ứng dụng phổ biến hiện nay với nhiều ưu điểm cụ thể:

Bấc thấm có chi phí thấp

So với những phương pháp trước kia hay dùng như giếng cát hay đắp gia tải thì ưu điểm của bấc thấm là chi phí thấp hơn nhiều đồng thời thi công cũng nhanh hơn. Bấc thấm được sản xuất từ hai thành phần là lớp vỏ lọc bằng vải địa không dệt và lớp lõi nhựa từ nhựa PP nên chi phí rất rẻ, giúp tiết kiệm chi phí đáng kể cho quá trình xử lý nền đất yếu với diện tích lớn.

Hơn nữa bấc thấm là loại vật liệu có trọng lượng nhẹ, cuộn bấc thấm chỉ hơn 20kg và gọn vận chuyển tương đối nhanh và phù hợp với nhiều loại xe nên vận chuyển cũng khá dễ dàng với chi phí thấp. 

Bấc thấm tương thích với nhiều loại đất

Vỏ lọc và lõi nhựa của bấc thấm được sản xuất để tương thích với nhiều loại đất. chỉ cần quá trình vận hành máy móc thi công cắm bấc và kiểm tra kỹ thuật cẩn thận thì đều thi công nhanh chóng được.  

Thi công nhanh và vận hành đơn giản

Quá trình thi công bấc thấm được đánh giá nhanh và đơn giản cụ thể khi chuẩn bị mặt bằng và máy móc thi công xong cứ mỗi ngày có thể thi công cắm bấc thấm được 10.000m. Vậy mỗi tuần có thể thi công cắm được 50.000m – 70.000m.

Quá trình vận hành máy cắm bấc thấm cũng tương đối đơn giản, không phải cấp nước trong quá trình thi công, nhân công lái máy thực hiện các thao tác chuẩn chỉ và nhân công phụ có kinh nghiệm thì quá trình vận hành máy cắm bấc sẽ diễn ra nhanh và đơn giản và không mất nhiều thời gian điều chỉnh cũng như sửa chữa. 

Bấc thấm thoát nước có nhiều ưu điểm
Bấc thấm thoát nước có nhiều ưu điểm

Dễ kiểm soát khối lượng và chất lượng

Bấc thấm ngoài những ưu điểm ưu việt như cấu tạo gọn nhẹ dễ vận chuyển thi công nhanh, còn có một ưu điểm nữa là kiểm soát khối lượng và chất lượng dễ dàng. 

Kiểm soát bấc thấm theo khối lượng bằng cách đếm cuộn vì mỗi cuộn được sản xuất có kích thước định sẵn thông qua tem dán trên cuộn. 

Ngoài ra khi vận chuyển cuộn bấc thấm đến công trình thì kiểm soát chất lượng dễ dàng bằng cách cắt mẫu bấc mang đi thí nghiệm theo tiêu chuẩn được thỏa thuận trong hợp đồng thông qua giấy chứng nhận xuất xưởng sản phẩm. 

Bấc thấm thoát nước tốt với nhiều ưu điểm.

Trình tự thi công bấc thấm

Quy trình thi công bấc thấm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình, cụ thể là quá trình thoát nước của dưới nền đất. Kỹ thuật thi công chuẩn với nhanh thì sẽ giúp nền đất thoát nước sớm và cố kết nhanh hơn và giúp giảm thời gian chờ đợi để triển khai các bước tiếp theo. Do vậy quy trình thi công cắm bấc đặc biệt quan trọng, nó bao gồm 5 bước chính sau đây:

Chuẩn bị mặt bằng

Chuẩn bị mặt bằng tốt giúp cho quá trình thi công diễn ra nhanh thuận lợi hơn. Đặc biệt cần phải kiểm tra địa chất của đất để xác định khu vực đó có cắm bấc thấm được không, với cắm được thì vùng địa chất đó cho phép cắm sâu bao nhiêu mét. Với những loại đất mà rắn không thể thi công được thì cần loại bỏ và chỉ thi công cắm bấc thấm khi mặt bằng phải đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật như sau:

  • Diện tích khu vực thi công phải có độ cao lớn hơn mực nước tại khu vực thi công 1m.
  • Mặt bằng phải bằng phẳng hạn chế độ dốc, độ dốc chỉ được phép 0.5%
  • Đất hữu cơ, có sét có độ dẻo thấp, đất sét thấm nước từ thấp đến trung bình. Đất có các trầm tích than bùn, đất pha cát bùn …
Chuẩn bị mặt bằng thi công bấc thấm
Chuẩn bị mặt bằng thi công bấc thấm

Chuẩn bị vật tư và máy cắm bấc thấm

Chuẩn bị vật tư bấc thấm

Trước khi đưa vào thi công đại trà cần kiểm tra chất lượng bấc thấm để phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án. Kiểm tra chất lượng bằng cách lấy mẫu thí nghiệm nguồn để đối chiếu so sánh với dự án nếu phù hợp thì ký hợp đồng và nhập hàng về công trường, kiểm tra thí nghiệm tần suất ngay để đảm bảo bấc thấm đạt chất lượng, sau đó nhập kho che đậy cẩn thận chờ đưa vào thi công. 

Chú ý kiểm tra bấc thấm với các chỉ tiêu chính như cường độ kéo, khả năng thoát nước và hệ số thấm để đảm bảo khả năng thoát nước của bấc thấm cũng như độ kéo dai của lõi bấc thấm.

Chú ý bấc thấm sau khi kiểm tra chất lượng xong cần phải thi công ngay để đảm bảo không bị để lâu ngoài trời ảnh hưởng tới độ dai và giòn của lõi nhựa bấc thấm. Nếu để quá lâu mà chưa thi công ngay dẫn đến hiện tượng lõi nhựa bị giòn gây đứt trong quá trình thi công cắm bấc, ảnh hưởng tới tiến độ thi công. 

Xem thêm: Bấc Thấm Đứng PVD (VID,RID) Uy Tín Chất Lượng

Chuẩn bị máy cắm bấc thấm

Máy cắm bấc thấm phải được chuẩn bị sẵn và phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật như sau:

  • Trục máy cắm bấc có tiết diện 60mm x 120mm, dọc trục có vạch chia theo cm để theo dõi chiều sâu cắm bấc và phải có thiết bị chỉnh độ thẳng khi cắm bấc.
  • Máy phải có áp lực đủ lớn để cắm bấc thấm đến độ sâu thiết kế.
  • Tốc độ cắm lớn nhất 70m/phút.
  • Tốc độ kéo lên lớn nhất 100m/phút.
  • Chiều sâu lớn nhất: phải đạt được độ sâu đặt bấc thấm theo yêu cầu thiết kế.
  • Máy phải bảo đảm chắc chắn trong mọi điều kiện khác nhau.
  • Máy cắm bấc phải có đủ bộ phận, có thiết bị chỉnh tốc độ cắm và rút cọc lên mà không gây hại đến đất và bấc thấm.

Thi công cắm bấc thấm

Quá trình thi công cắm bấc thấm căn cứ vào diện tích xử lý đất yếu mà bố trí một máy hay nhiều máy cắm bấc. Nếu diện tích lớn thì có thể bố trí 2,3 máy cùng một lúc để thi công nhưng phải đảm bảo khoảng cách di chuyển giữa các máy. Máy cắm bấc thấm cũng phải đảm bảo di chuyển tịnh tiến theo hướng lùi lại để đảm bảo máy không đè lên các vị trí đã được cắm bấc thấm.

Kỹ thuật thi công cắm bấc đảm bảo yêu cầu:

  • Chiều dài bấc thấm nhô lên mặt đất 20cm.
  • Sau khi cắm hết cuộn bấc thấm cũ, đến cuộn mới thì phải nối với cuộn cũ bằng cách nối măng sông, phần măng sông dài 30cm được kẹp bằng ghim chắc chắn. 
  • Trước khi bấc được cắm xuống lòng đất thì bấc thấm nên được neo vào một tấm thép để giữ bấc lại trong đất. 

Kiểm tra kỹ thuật

Kiểm tra kỹ thuật song song với quá trình thi công cắm bấc để đảm bảo xử lý kỹ thuật ngay và thi công không bị gián đoạn. Kiểm tra khoảng cách đặt bấc thấm theo thiết kế và kiểm tra độ sâu bấc thấm.

Nghiệm thu khối lượng

Khi quá trình thi công cắm bấc và kiểm tra kỹ thuật được hoàn thiện, bước cuối cùng là mời đơn vị TVGS và chủ đầu tư nghiệm thu khối lượng. 

Nghiệm thu khối lượng căn cứ vào việc kiểm tra vị trí cắm bấc, số lượng đã thi công và số lượng còn dư thừa. Lập biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành có chữ kỹ của đại diện TVGS, Chủ đầu tư, nhà thầu thi công.

Tham khảo: Giá bấc thấm hiện nay ra sao và phương pháp thi công đúng kỹ thuật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!