Thi công lưới sợi thủy tinh là nội dung được nhiều bạn đọc quan tâm đối với quá trình gia cố mặt đường bê tông xi măng chống lún chống nứt không kém chủ đề giá lưới địa kỹ thuật. Trình tự thi công có 6 bước chính mời bạn đọc chú ý theo dõi qua bài viết dưới đây.
Có 6 bước thi công lưới địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh chính sau đây:
- Vận chuyển và lưu kho lưới địa cốt sợi thủy tinh
- Chuẩn bị nền mặt đường cần thi công
- Phun chất dính bám và chờ quá trình bốc hơi
- Tiến hành trải lưới địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh
- Kiểm tra độ dính bám giữa lưới địa và lớp dính bám
- Tiến hành phủ lớp nhựa đường Asphalt mặt trên.
Lưới cốt sợi thủy tinh là gì?
Lưới cốt sợi thủy tinh là sản phẩm lưới địa sản xuất từ cốt sợi thủy tinh với nhiều bó sợi thủy tinh được liên kết với nhau theo phương pháp dệt và được phủ lớp nhựa đường bên ngoài để tăng khả năng liên kết từ đó gia tăng khả năng chịu kéo và khả năng chịu tia cực tím từ ánh nắng mặt trời.
Lưới cốt sợi thủy tinh là sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc với nhiều mã sản phẩm khác nhau theo cường lực chịu kéo nhằm đa dạng hóa ứng dụng trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Lưới cốt sợi thủy tinh có quy cách đa dạng từ 4m đến 5m và chiều dài từ 50m đến 100m được sản xuất dưới dạng cuộn bọc nilon bên ngoài.
Vận chuyển và lưu kho lưới địa cốt sợi thủy tinh
Quá trình vận chuyển lưới cốt sợi thủy tinh Fiberglass Geogrid phải thật sự cẩn thận không được làm rách lớp vỏ bọc ngoài và không được làm lưới địa gãy hoặc bị gập. Khi nâng cẩu hàng lên xe và khi bốc dỡ hàng xuống xe cần hết sức cẩn thận và phải giữ nguyên vẹn cuộn lưới địa như lúc ban đầu.
Lưới cốt sợi thủy tinh 50KN Fiberglass geogrid 50KN 100KN phải được để nơi khô ráo thoáng mát, kho chứa có mái che. Không được lưu kho trong điều kiện thời tiết quá cao.
Chuẩn bị nền mặt đường cần thi công lưới sợi thủy tinh
Lưới địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh có thể được thi công trên nền mặt đường bằng phẳng hoặc ngay trên lớp Asphalt cũ.
Điều kiện bề mặt và thời tiết
Nền mặt đường trước khi thi công phải đủ phẳng (có độ lồi lõm < 3mm)
Bề mặt trước khi thi công phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và không bụi bẩn. Nên sử dụng máy thổi bụi để làm sạch bề mặt đường.
Nếu gặp trời mưa thì không được thi công. Bề mặt nếu ướt thì cần làm khô ráo mới được thi công trải lưới địa cốt sợi thủy tinh
Nhiệt độ thích hợp để thi công Fiberglass Geogrid từ 5⁰C đến 50⁰C
Chỉ thi công khi thời tiết tốt như gió nhẹ, nắng ráo, không thi công khi gặp gió to.
Thi công
Tổ chức đào tạo nhân công tham gia thi công trước khi trải lưới địa
Nên sử dụng máy trải lưới địa chuyên dụng
Lớp dính bám cần được phun theo tiêu chuẩn trước quá trình thi công lắp đặt.
Phun lớp dính bám
Sử dụng xe chuyên dụng để phun lớp dính bám để phân bố một cách đồng đều
Quá trình phun lớp dính bám cần quan tâm đến yếu tố môi trường cũng như chủng loại chất dính bám (nhũ tương hay nhựa đường nóng) từ đó xác định tỉ lệ tưới cho phù hợp. Lớp dính bám này có liên quan đến việc thi công lưới địa cốt sợi thủy tinh cũng như độ hiệu quả về sau. Do đó trước khi thi công tưới lớp bám dính này nhân công trực tiếp tham gia thi công cần nắm rõ phương pháp thi công lớp bám dính.
Tỉ lệ tưới lớp bám dính phụ thuộc vào độ nhám bề mặt và nhiệt độ bề mặt. Thông thường Fiberglass geogrid được thi công khi lớp dính bám có tỉ lệ nhựa là 0.1-0.2l/m2.
Nên sử dụng lớp dính bám có thành phần bitum >60% hoặc nhũ tương nóng. Nếu sử dụng nhũ tương nóng thì cần chú ý một số yếu tố sau:
- Lớp dính bám sau khi được tưới phải đợi dầu bốc hơi hoàn toàn (nhũ tương nóng chuyển từ màu nâu sang màu đen). Màu sắc của lớp dính bám cần được kiểm tra kỹ và có sự thay đổi từ bên ngoài vào bên trong.
Trải lưới địa cốt sợi thủy tinh bằng máy rải chuyên dụng
Nguyên tắc trải thi công lưới sợi thủy tinh
Trải cuộn lưới địa với bề mặt có lớp dính bám nắm đối mặt với bề mặt đường
Bắt đầu trải với tốc độ ban đầu chậm, phải căng hai mép cuộn lưới địa để tăng độ bằng phẳng khi trải và giảm các nếp nhăn.
Đối với các vị trí có diện tích nhỏ phải đo cắt chính xác diện tích lưới địa sử dựng và trải bằng tay.
Dùng xe lu bánh lốp chạy trên lưới địa để lưới bám dính chặt vào bề mặt đường. Bề mặt lớp lưới sau khi thi công phải bằng phẳng và không có nếp gấp.
Nguyên tắc chồng mí thi công lưới sợi thủy tinh
Lưới cốt sợi thủy tinh phải được chồng mí lên nhau từ 100-150mm theo chiều cuộn, bảo đảm đoạn chồng mí được ép chặt theo hướng rải.
Khu vực chồng mí cần được bố trí tránh xa các vết nứt trên mặt đường cũ.
Lớp chồng mí theo chiều khổ tối thiểu 50mm và không được chồng mí 3 lớp tại các vị trí chồng mí. Đối với trường hợp này bỏ bớt 1 lớp để tối đa 2 lớp lưới địa chồng lên nhau.
Lưới cốt sợi thủy tinh Fiberglass geogrid không thể uốn cong hay kéo dài để thi công tại các nút xoay theo đường cong được. Đối với trường hợp này các cuộn lưới địa cần được rút ngắn còn 10m-20m theo chiều dài được chồng mí dọc theo đường cong.
Xử lý bề mặt sau khi thi công lưới sợi thủy tinh
Trong quá trình phủ lớp Asphalt mặt trên các phương tiện thi công chắc chắn phải di chuyển trên lớp lưới địa vừa được thi công xong. Để bảo vệ lớp lưới địa này khỏi các tác hại do bánh xe của các phương tiện thi công gây ra nên rải 2-5mm lớp đá nhỏ hoặc hỗn hợp nhựa đường nóng khoảng 1kg/m2 chủ yếu dọc theo chiều bánh xe di chuyển.
Kiểm tra độ dính bám Fiberglass geogrid
Khi dầu của lớp dính bám bốc hơi hoàn toàn ta tiến hành đo độ kết dính của lưới địa lên bề mặt đường bằng thiết bị đo cầm tay.
Sau khi kết nối thiết bị đo cầm tay này vào lưới địa, kéo lên khoảng 15cm, sau đó ghi lại tải trọng đo được trên máy đo.
Tải trọng đo được khoảng 15kg (tối thiểu 10kg) thì cho thấy lớp lưới địa đang bám dính tốt. Tải trọng đo được mà thấp hơn 10kg thì không tiếp tục thi công lưới địa cốt sợi thủy tinh và phải xử lý lại lớp dính bám bề mặt rồi sau đó đạt yêu cầu mới thi công tiếp lưới địa.
Phủ lớp nhựa đường Asphalt mặt trên
Lớp mặt phía trên fiberglass geogrid cần phải được kiểm soát chất lượng theo quy trình kỹ thuật sau:
Chỉ phương tiện thi công hoặc trong trường hợp khẩn cấp mới được cho phép di chuyển bên trên lớp lưới địa vừa thi công xong. Lúc này phương tiện di chuyển bên trên phải đi thẳng với tốc độ tối đa 10km/h và không được rẽ hướng hoặc dừng đột ngột nhằm tránh gây ra các nếp gấp.
Lớp mặt trên được thiết kế dày tối thiểu 50mm
Phủ tại các khu vực dốc trên 6% đường cong hoặc các vị trí chịu lực cắt lớn thì kết cấu lớp phủ rất quan trọng, cần được chú ý đặc biệt.
Trước khi xe di chuyển phía trên lớp lưới cần rải tại điểm bắt đầu 1-2m.
Khi xe rải di chuyển bên trên lớp lưới địa, đội thi công nên di chuyển theo 2 bên để điều chỉnh và bảo đảm không xuất hiện nếp gấp lưới.
Dừng lại ngay nếu lưới cốt sợi thủy tinh bị dịch chuyển hay xuất hiện nếp gấp, sau đó cắt bỏ phần nếp gấp dọc theo biên bánh xe, phủ lại lớp lưới và xử lý bề mặt bằng hỗn hợp nhựa đường lại ngay.
Lời kết
Với quy trình thi công lưới sợi thủy tinh rõ ràng và chi tiết như trên quý khách hàng có thể hiểu rõ ngay và tham khảo cũng có thể có hữu ích cho quá trình làm việc của bạn. Để nắm rõ quy trình thi công Fiberglass geogrid hoặc mua lưới địa kỹ thuật cốt sợi thủy tỉnh giá rẻ chất lượng hãy liên hệ ngay Hotline 0989 686 661 để được báo giá nhanh chóng.
Tham khảo thêm: Tại đây