Thi công ô địa kỹ thuật là kỹ thuật cần thiết để đảm tăng độ bền và tuổi thọ cho quá trình sử dụng ô địa geocell chống xói mòn cho các công trình có địa hình phức tạp hiện nay. Một trong những ưu điểm về ổn định nền đất yếu, chống xói mòn, phù hợp với địa hình nhiều sườn dốc không thể thiếu đó chính là ô địa kỹ thuật Geocell. Thi công ô địa kỹ thuật Geocell khá đơn giản, không đòi hỏi sự phức tạp cao, Ngọc Phát xin giới thiệu biện pháp thi công ô địa kỹ thuật Geocell chi tiết mới nhất hiện nay bao gồm 6 bước chính qua bài viết dưới đây nhé.
1. Chuẩn bị mặt bằng thi công
Đây là bước đầu tiên để chuẩn bị cho quá trình thi công ô địa kỹ thuật.
- Mặt bằng cần được thi công san phẳng, gọn gàng và bỏ hết các vật liệu khác ra khỏi mặt bằng, đồng thời đảm bảo độ dốc đúng theo yêu cầu
- Thực hiện công tác đào, đắp, ổn định nền đất yếu qua lớp vải địa kỹ thuật trước
- Mực nước đảm bảo phù hợp với chiều cao bờ kênh mương để thuận tiện cho quá trình thi công ô địa
- Cài đặt các hệ thống rãnh neo để giữ hệ thống ô địa
2. Chuẩn bị vật liệu
- Vật liệu chính: ô địa kỹ thuật Geocell có độ cao phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật công trình
- Tùy theo phương pháp thi công tại công trình mà đơn vị thi công nhập ô địa kỹ thuật về cho phù hợp
- Vật liệu về công trường phải được tập kết thành hệ thống tấm đặt song song với nhau gần vị trí thi công và phải được che phủ cẩn thận
- Vật liệu phụ và phụ kiện: Thanh thép neo chữ J, dây buộc Polyester hoặc ghim sắt dùng máy nén khí
- Ngoài ra còn có các vật liệu dùng để lấp đầy lỗ ô địa như: đá, cát, sỏi, trạc thải,…
Tư vấn ô địa kỹ thuật Geocell phù hợp với phương pháp thi công gọi ngay Hotline 0989 686 661
3. Trải ô địa kỹ thuật Geocell
- Tập kết các tấm ô địa lại, trải trên đỉnh mái, căng theo chiều xuôi của mái dốc
- Xác định vị trí đặt ô địa Geocell và đánh dấu sẵn
- Điều chỉnh kích thước và số lượng các tấm Geocell cần đặt vào đúng vị trí, giảm tối đa các mối nối không cần thiết
- Trước khi trải đặt các tấm Geocell nối tiếp nhau và song song
4. Nối các tấm ô địa Geocell
- Dùng dây buộc là dây rút nối các tấm ô địa lại với nhau hoặc dùng ghim sắt để nối
- Xếp các đầu nối cách khoảng 3cm, xếp thẳng hàng, bề mặt phẳng, đồng đều, tương ứng
- Ghim hoặc dùng dây buộc các mối nối thành vách, ô ngăn tại các vị trí không có lỗ theo chiều dài của tấm không bao gồm vị trí mối hàn
- Ở vị trí mặt ngoài, vị trí mối hàn hoặc vị trí đục lỗ thì nên giữ nguyên.
- Tiếp tục nối các tấm với nhau vào vị trí giữa của từng ô (khu vực không đục lỗ) dọc theo chiều dài thành vách của tấm ô địa.
- Nếu nối bằng dây buộc thì ở vị trí mặt ngoài ở mỗi tấm sẽ có lỗ buộc chuyên dụng, dùng dây buộc để nối tấm này với tấm khác tại các vị trí này, hoặc dùng ghim sắt để nối tấm này với tấm khác cũng tại các vị trí mặt ngoài của các tấm này.
- Chú ý: Khi nối các mối hàn phải thi công chậm rãi, cẩn thận, không được bỏ qua bất kỳ mối nối nào, ô địa nối lại như một mất xích hình tổ ong, liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu bỏ qua hay bị sót không ghim các mối nối, sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống mắt lưới của ô địa, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
5. Dùng cọc neo chữ J cố định các tấm Geocell
- Đóng cọc neo chữ J thành từng hàng và khoảng cách theo vị trí đã thiết kế của mái dốc trước đó
- Đảm bảo cọc neo phải được đóng chắc chắn, đủ độ sâu dưới nền đất, giữ cố định được cọc, ô địa và nền đất ngay ngắn, thẳng đứng, không xiêu vẹo
- Vừa căng tấm Geocell, vừa thi công đóng cọc, đảm bảo đóng đúng theo khoảng cách thiết kế không bị bỏ sót
- Các ô địa kỹ thuật Geocell phải được đặt đúng hướng, đúng vị trí theo chiều từ trái sang phải và từ trên đỉnh mái xuống đáy mái, nền đất phải bằng phẳng, không gồ ghề, nhấp nhô
- Tạo độ rộng mở của các lỗ ô địa kỹ thuật đúng theo tiêu chuẩn sản phẩm của nhà sản xuất
6. Đổ vật liệu chèn lấp đầy các lỗ ô địa
- Việc đổ vật liệu chèn vào các ô địa sau khi thi công căng kéo ô địa phải được tuân thủ đúng theo yêu cầu thiết kế để đảm bảo khả năng làm việc tốt nhất của vật liệu, tức là thiết kế dùng vật liệu chèn lấp là gì thì phải dùng đúng vật liệu đó để chèn lấp vào ô địa
- Vật liệu chèn lấp ô địa kỹ thuật rất linh hoạt, dễ tìm, chúng có thể là đất đá, cát, sỏi, chất thải công trình,… lấp đầy các lỗ ô địa mở sau khi đã đóng cọc neo, tạo thành hình mắt lưới giống tổ ong
- Lưu ý: khi thực hiện đổ lấp đầy, vật liệu có kích thước quá nhỏ, chỉ bằng 1/3 kích thước ô Geocell nên được loại ra để giảm hư hại đến hệ thống mạng lưới. Các cọc neo chữ J phải được đóng cố định, chắc chắn trước khi đổ vật liệu lấp đầy
- Khi thi công, đổ từ độ cao từ 100cm trở xuống, đổ thấp để tránh làm rách, hư hỏng ô địa.Thực hiện đổ hàng ô trên cùng trước, trải vật liệu chèn lấp từ trên xuống dưới cho tới khi các ô được lấp đầy
- Kiểm tra kỹ lại sau khi thi công, không để một ô Geocell nào bị bỏ trống, chưa được lấp đầy
- Không đi trên các ô Geocell trống vì dễ làm biến dạng các ô địa, phá vỡ liên kết. Cần đảm bảo đã phủ hết bề mặt cứng lên các ô địa trước khi bước lên.
- Chú ý mực nước, không để tràn vào trong quá trình thi công ô địa
7. Mua ô địa kỹ thuật ở đâu?
Với nhiều thông tin và kênh mua hàng như hiện nay, tìm mua ô địa kỹ thuật khá dễ dàng. Tuy nhiên, để tìm được nguồn hàng giá rẻ mà chính hãng chất lượng lại khiến khách hàng gặp nhiều khó khăn. Ô địa kỹ thuật là hàng nhập khẩu, để mua ô địa với giá tốt và thời gian giao hàng nhanh thì bạn cần phải tìm đơn vị uy tín cung cấp hàng chất lượng tốt và đầy đủ hồ sơ chứng từ.
Công ty Ngọc Phát là đơn vị uy tín lâu năm cung cấp các loại vật tư địa kỹ thuật công trình, trong đó có ô địa kỹ thuật. Hãy đến với chúng tôi để có giá thành tốt nhất. Vui lòng gọi theo số Hotline 0989.686.661 để được tư vấn chi tiết về các sản phẩm ô địa geocell và vật liệu khác như lưới địa kỹ thuật, màng chống thấm hdpe, vải địa kỹ thuật, giấy dầu, vỉ thoát nước,…