Rọ Đá Là Gì? Những Loại Rọ Đá Thông Dụng Trên Thị Trường

Rọ đá là gì những loại thông dụng trên thị trường

Rọ đá là gì? là câu hỏi được nhiều người quan tâm không chỉ để tìm hiểu thực tế về đặc điểm của rọ đá mà còn nắm được những thành phần cấu tạo tạo nên rọ đá và từ đó nắm được báo giá rọ đá một cách chi tiết để mua được sản phẩm với giá thành hợp lý. Vậy rọ đá là gì? những loại rọ đá nào hay được sử dụng nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua những dòng chia sẻ của chúng tôi tại đây.

Tổng quan rọ đá là gì

Rọ đá là gì? là kết cấu dạng lưới thép có các loại hình hộp chữ nhật, hình vuông,…được sử dụng để đựng những viên đá nhỏ được cho vào trong lòng rọ gọi là rọ đá thông thường hay rọ đá Gabion hoặc những viên đá to dạng đá hộc đá tảng cho vào trong lòng rọ gọi là rọ đá hộc.

Rọ đá Gabion thông thường không có vách ngăn hoặc có 1 vách ngăn và dây thép đan lưới được mạ kẽm kẽm nhúng nóng không bọc nhựa PVC hoặc có bọc nhựa PVC. 

Rọ đá là gì thông tin tổng quan chi tiết
Rọ đá là gì thông tin tổng quan chi tiết

Dây thép lưới được đan với nhau tạo thành những ô lưới xoắn kép dạng mắt cáo và được xoắn lại ba vòng và được định hình thành khung bằng dây thép viền có đường kính lớn hơn. Mỗi rọ đá đều có nắp và liên kết với nhau bằng dây buộc kèm theo khi mua hàng. 

Rọ đá Gabion thông thường được đan với nhau với các kích thước 60x80mm, 80x100mm100x120mm, một số loại đặc biệt kích thước mắt lưới rọ có thể lên đến 200mm. 

Rọ đá được ứng dụng để gia cố bảo vệ cho các công trình nhằm tránh sạt lở bờ biển, kênh mương sông ngòi và bảo vệ mái dốc của các công trình xây dựng giao thông. 

Rọ đá còn có các tên gọi khác nhau dựa vào mục đích khi sử dụng như Rọ đá hộc, rồng đá, thảm đá, thảm rọ đá.

Xem thêm: Rọ đá hộc là gì?

Rọ đá đôi khi cũng được gọi với các tên khác theo chất liệu như Rọ đá mạ kẽm, Rọ đá bọc nhựa PVC.

Các chức năng cơ bản của rọ đá

Rọ đá được thiết kế để đựng những viên đá và xếp lại thành 1 khối liên kết vững chắc nhiều tầng và nhiều lớp nên có thể thấy rõ các chứng năng cơ bản của rọ đó là: Làm tường chắn, chịu được ngoại lực, gia cố và bảo vệ công trình, chống xói mòn và thoát nước nhanh. Hãy cùng xem các chức năng một cách chi tiết nhé!

Chức năng làm tường chắn rọ đá là gì

Rọ đá khi thi công cho đá vào và xếp thành một khối tầng lớp theo chiều dài và chiều cao khi này có nhiệm vụ làm tường chắn đất sạt lở và làm tường chắn trọng lực.

Do lực liên kết lớn nên khó bị dịch chuyển nên có thể nói làm tường chắn là chức năng đặc biệt có nhiều hữu ích cho các công trình.

Chức năng chịu được lực tác động bên ngoài rọ đá là gì

Khi thi công rọ đá xếp thành từng hàng từng lớp khi đó giữa các rọ được liên kết với nhau thông qua dây buộc tạo sự liên kết vững chắc giữa các rọ. Hơn nữa những viên đá trong rọ cũng được liên kết chặt chẽ với nhau thông qua những sợi dây thép viền chắc chắn, giúp tạo thành khung vững chắc và ngăn sự dịch chuyển của viên đá trong rọ từ đó các viên đá được xếp chặt với nhau sinh ra lực lực liên kết. Từ đó rọ đá chống chịu tốt với các lực tác động từ ngoài môi trường tự nhiên và quá trình thi công. 

Chức năng gia cố bảo vệ công trình rọ đá là gì

Một trong những chức năng quan trọng nữa của rọ đá chính là gia cố và bảo vệ cho công trình. Đối với những công trình trên cạn thì rọ đá giúp bảo vệ công trình do các yếu tố như đất đá và các lực tác động khác tạo ra, đối với những công trình dưới nước thì rọ đá giúp bảo vệ công trình khỏi bị tác động của những dòng nước tấn công, giúp công trình tránh được những cú tạt từ những dòng sóng nước mặt và sóng ngầm và những cơn gió to ngoài tự nhiên. 

Chức năng chống xói mòn rọ đá là gì

Chức năng chống xói mòn là một chức năng được ứng dụng khá nhiều của sản phẩm. Rọ đá liên kết với nhau giúp tạo thành bức tường chắn để ngăn những con sóng nước ngầm vượt qua, từ đó tăng độ bền cho công trình. 

Chức năng thoát nước nhanh

Rọ đá được cấu tạo dạng tấm lưới thông thoáng từ đó nếu ứng dụng đối với công trình ở những vùng hay mưa lũ thì có tác dụng thoát nước rất nhanh. 

Đối với yếu tố thoát nước nhanh thì cũng phải nói là nếu ứng dụng để mục đích thoát nước nhanh thì sử dụng rọ đá thông thường và chứa được những viên đá nhỏ để cho các lỗ lưới thông thoáng và tăng khả năng thoát nước. 

Cũng phải nói đến kích thước mắt lưới ở đây sử dụng rọ đá có kích thước mắt lưới nhỏ như 60x80mm để chứa được những viên đá nhỏ từ đó dễ thi công và đảm bảo khả năng thoát nước tốt. 

Những ứng dụng của rọ đá là gì

Với 5 chức năng cơ bản trên, rọ đá được ứng dụng để đảm bảo cho các công trình có độ bền cao, an toàn và chống lại được các tác động từ bên ngoài. Những ứng dụng đó là:

  • Làm tường chắn trọng lực và tường chắn đất.
  • Làm lớp bảo vệ mái dốc, lòng kênh mương máng. 
  • Làm tường chắn nước khi kè bờ biển, bờ sông suối, để điều chỉnh dòng sóng ngầm.
  • Làm tường chắn đối với công trình chân núi.
  • Làm kết cấu điều chỉnh dòng nước, bờ đê trọng lực, làm đập chắn nước. 
  • Làm kết cấu hố móng, chân cầu, chân khay của các công trình. 

Rọ đá có những loại nào?

Có 2 loại rọ đá chính trên thị trường hiện nay đó là rọ đá mạ kẽm rọ đá bọc nhựa PVC:

Rọ đá mạ kẽm Basic Gabion

Rọ đá mạ kẽm tức là rọ đá được đan bằng dây thép và dây thép này được mạ kẽm bằng phương pháp nhúng nóng. 

Rọ đá mạ kẽm
Rọ đá mạ kẽm

Rọ đá bọc nhựa PVC

Rọ đá bọc nhựa PVC có tính chất và công nghệ sản xuất tương tự rọ đá mạ kẽm chỉ khác là Rọ đá bọc nhựa PVC được bọc thêm một lớp nhựa PVC vào dây đan và dây viền trước khi đưa vào máy đan lưới để bảo vệ dây thép bị gỉ và làm tăng tuổi thọ của rọ đá. 

Chọn loại rọ đá nào để sử dụng cho công trình của quý anh chị phụ thuộc vào mục đích sử dụng của công trình và yêu cầu thiết kế của công trình. 

Khi sử dụng rọ đá trong điều kiện ăn mòn hóa học cao ảnh hưởng xấu đến lớp dây thép mạ kẽm thì cần phải sử dụng rọ đá bọc nhựa PVC để đảm bảo làm việc tốt trong môi trường đó. 

Những loại rọ đá thông dụng trên thị trường

Rọ đá 

Rọ đá là loại được sử dụng phổ biến nhất trong các anh em cùng họ với rọ đá. Rọ đá được thiết kế hình hộp chữ nhật có 1 hoặc không có vách ngăn. Được sử dụng để cho đá vào bên trong và đập nắp và liên kết lại với nhau bằng dây thép buộc. 

Rọ đá bên trong được chia thành các vách ngăn khi thiết kế có chiều dài lớn nhằm hạn chế sự dịch chuyển của những viên đá sau khi xếp vào rọ. Rọ đá được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ gia cố công trình và chịu lực. 

Thảm đá

Thảm đá được sản xuất từ những dây lưới thép lục giác xoắn kép, sau khi thành hình khung có dạng hình hộp chữ nhật. 

Thảm đá được sử dụng thường xuyên
Thảm đá được sử dụng thường xuyên

Thảm đá cấu tạo có chiều dài lớn thường lớn hơn 3m và chiều cao nhỏ thường nhỏ hơn 0.5m. Thảm đá bên trong có các vách ngăn với ngăn dài 1m để chống sự chuyển vị của những viên đá sau khi xếp. 

Thảm đá được sử dụng chủ yếu cho việc chống xói mòn. 

Thảm rọ đá

Thảm rọ đá là sự kết hợp của rọ đá và thảm đá, có chiều cao từ 0.3m đến 0.5m. Thảm rọ đá được thiết kế sản xuất khi có yêu cầu kết hợp cao của việc chịu lực và chống xói mòn. Điển hình là sử dụng cho những công trình có dòng chảy mạnh, làm tường chắn trọng lực và đê chắn sóng. 

Rọ đá neo

Đây là một loại rọ đá đặc biệt được sử dụng trong công trình đất có cốt. Rọ đá neo có dạng hình chữ L bao gồm rọ đá và 1 tấm lưới làm lưới neo. Trong đó phần rọ đá đóng vai trò tạo khuôn cấu trúc cho nền đất có cốt và bảo vệ nền đất khỏi bị phá hủy cơ học, còn phần lưới neo có vai trò làm cốt gia cường cho nền đất. 

Rọ đá hộc

Đây là loại rọ đá cũng hay được sử dụng. là rọ đá thông thường nhưng được thiết kế để chứa những viên đá hộc to nên kích thước mắt lưới thường to hơn so với loại rọ đá thông thường. 

Lời kết

Qua bài viết trên hy vọng quý anh chị đã hiểu được Rọ đá là gì? và Những loại rọ đá nào đang được sử dụng phổ biến. Qua đó có thể biết công trình mình mục đích sử dụng thế nào để và yêu cầu thiết kế ra sao để mua sản phẩm rọ đá một cách chính xác và hợp lý. 

Tham khảo thêm: tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!